Tổng hợp Kinh tế - Tài chính tuần 05/05 - 09/05/2025

08:44 12/05/2025

Tổng quan:

Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam tháng 4/2025 diễn ra tương đối ổn định mặc dù bối cảnh thế giới phức tạp, rủi ro gia tăng do chính sách tăng thuế đột ngột của Mỹ. Một số điểm nhấn trong bức tranh kinh tế 4 tháng đầu năm 2025 đó là:

-           Sản xuất nông, lâm thủy sản ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, xuất khẩu khởi sắc. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 21,15 tỷ USD, tăng mạnh 10,7% y/y. Các nhóm hàng xuất khẩu chính đều ghi nhận tăng trưởng. Trong đó, nông sản trồng trọt ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 11,7%. Thủy sản ước đạt 3,08 tỷ USD, tăng 13,7%. Lâm sản ước đạt 5,56 tỷ USD, tăng 6%. Chăn nuôi ước đạt 178,3 triệu USD, tăng 16,8%.

-           SX công nghiệp tiếp tục tăng trưởng: chỉ số IIP toàn ngành tăng 1,4% m/m và tăng 8,9% y/y. Tính chung 4T, SXCN tăng 8,4% y/y (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,3%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,1% (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,5%), đóng góp 8,5 đpt vào mức tăng chung. Một số ngành trọng điểm cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 35,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 16,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16,4%; sản xuất trang phục tăng 15,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa...  tăng 15,2%...

-           FDI duy trì đà tăng: Tổng vốn FDI tính đến ngày 30/04/2025 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% y/y. FDI thực hiện 4T/2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, tăng 7,3% y/y. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của bốn tháng trong 5 năm qua. Trong đó: CNCBCT đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 81,6%; KD BĐS đạt 533,1 triệu USD, chiếm 7,9%; SXPP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 266,2 triệu USD, chiếm 3,9%.

-           Tổng thu NSNN  4T/2025 ước đạt 944,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48,0% dự toán năm và tăng 26,3% y/y. Trong đó, thu nội địa đạt 827,2 nghìn tỷ đồng, bằng 49,6% dự toán và tăng 29,5% y/y.

-           Tổng mức bán lẻ HH và DT DV tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 2.285,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% y/y (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,6%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,7% (cùng kỳ năm 2024 tăng 5,4%).

-           Tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% y/y, trong đó xuất khẩu tăng 13%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân TMHH xuất siêu 3,79 tỷ USD. Đa số các mặt hàng XK chủ lực đều tăng trưởng mạnh so cùng kỳ ngoại trừ nhóm điện thoại và linh kiện (-1,9% y/y). Nhiều DN tăng tốc sản xuất và giao đơn hàng sang Mỹ trước thời điểm Mỹ áp thuế mới (ngày 9/7, 90 ngày kể từ 2/4) khiến cho số liệu XK có nhiều biến động mạnh.

-           Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% y/y.

-           Chỉ số CPI bình quân 4T đầu năm đứng ở mức 3,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của CP. So với cùng kỳ, CPI tăng 3,12%, CPI cơ bản tăng 3,05%.

Tuy nhiên, nền KT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 8% khó khăn hơn do chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Chính Phủ nhận định hoạt động SXKD nhiều lĩnh vực còn khó khăn, tiếp cận vốn tín dụng còn hạn chế, các động lực tăng trưởng truyền thống chưa đạt kỳ vọng… Giải ngân ĐTC, một trong những động lực chính của tăng trưởng – hiện vẫn đang diễn ra rất chậm. 4T đầu năm, ước giải ngân ĐTC chỉ đạt 128.512,9 tỷ đồng, bằng15,5% KH của Thủ tướng, thấp hơn so với cùng kỳ. Trong khi đó, theo BTC, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 bao gồm vốn theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vốn cân đối ngân sách địa phương và vốn chuyển nguồn từ các năm trước là 923.030,5 tỷ đồng.

Về các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, CP nhấn mạnh việc tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp theo NQ 68 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, CP yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng, chống và cương quyết xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng, găm hàng và buôn lậu. Phấn đấu tăng thu ít nhất 15%; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi ĐTPT; thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí… Ngoài ra, CP ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển thị trường BĐS…

Tóm lược thị trường trong nước từ 05/05 - 09/05/2025

Thị trường ngoại tệ: Trong tuần từ 05/05 - 09/05, tỷ giá trung tâm nhìn chung được NHNN điều chỉnh theo xu hướng giảm nhẹ. Chốt ngày 09/05, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.951 VND/USD, giảm 5 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. NHNN niêm yết tỷ giá mua giao ngay ở mức 23.754 VND/USD, cao hơn 50 đồng so với tỷ giá sàn; tỷ giá bán giao ngay được niêm yết mức 26.148 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với tỷ giá trần.

Tỷ giá LNH trong tuần từ 05/05 - 09/05 điều chỉnh giảm. Kết thúc phiên 09/05, tỷ giá LNH đóng cửa tại 25.965, giảm khá mạnh 37 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Tỷ giá trên thị trường tự do tuần qua giảm khá mạnh. Chốt phiên 09/05, tỷ giá tự do giảm 45 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 26.375 VND/USD và 26.475 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Tuần từ 05/05 - 09/05, lãi suất VND LNH các kỳ hạn từ 1M trở xuống tăng giảm đan xen qua các phiên. Chốt ngày 09/05, lãi suất VND LNH giao dịch ở mức: ON 4,15% (+0,15 đpt); 1W 4,30% (+0,1 đpt); 2W 4,4% (+0,03 đpt); 1M 4,52% (-0,02 đpt).

Lãi suất USD LNH biến động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn trong tuần qua. Phiên 09/05, lãi suất USD LNH giao dịch tại: ON 4,30% (không thay đổi); 1W 4,36% (-0,01 đpt); 2W 4,42% (không thay đổi) và 1M 4,46% (-0,02 đpt).

Thị trường mở: Trên thị trường mở tuần qua từ 05/05 - 09/05, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu 150.000 tỷ đồng với các kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày, 35 ngày và 91 ngày, lãi suất đều giữ ở mức 4,0%. Có 38.544,34 tỷ đồng trúng thầu; có 31.280,06 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố.

NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu NHNN. 

Như vậy, NHNN đã bơm ròng 7.264,28 tỷ đồng từ thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Có 76.170,12 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố.

Thị trường trái phiếu: Ngày 07/05, KBNN đấu thầu thành công 1.283 tỷ đồng/10.500 tỷ đồng TPCP gọi thầu, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 12%. Trong đó, kỳ hạn 5Y huy động được 1.000 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 10Y huy động được 200 tỷ đồng/7.000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 15Y huy động được 35 tỷ đồng/1.000 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 30Y huy động được 48 tỷ/500 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5Y là 2,36% (+0,21 đpt so với phiên đấu thầu trước), 10Y là 3,05% (+0,05 đpt), 15Y là 3,10% (+0,02 đpt) và 30Y là 3,28% (không đổi).

Ngày 14/05, KBNN dự kiến chào thầu 10.500 tỷ đồng TPCP, trong đó kỳ hạn 5Y chào thầu 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10Y chào thầu 7.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15Y chào thầu 1.000 tỷ đồng và 30Y chào thầu 500 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 9.746 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 14.500 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất TPCP trong tuần qua tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn trừ kỳ hạn 30Y. Chốt phiên 09/05, lợi suất TPCP giao dịch quanh 1Y 2,09% (+0,01 đpt so với phiên cuối tuần trước); 2Y 2,12% (+0,01 đpt); 3Y 2,19% (+0,01 đpt); 5Y 2,44% (+0,02 đpt); 7Y 2,77% (+0,001 đpt); 10Y 3,08% (+0,01 đpt); 15Y 3,22% (+0,01 đpt); 30Y 3,43% (-0,02 đpt).

Thị trường chứng khoán: Ngày 23/04, KBNN đấu thầu thành công 8.357 tỷ đồng/12.500 tỷ đồng TPCP gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu đạt 67%). Trong đó, kỳ hạn 5Y và 15Y huy động được toàn bộ khối lượng gọi thầu, lần lượt là 2.000 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng. Kỳ hạn 10Y huy động được 5.305 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 30Y huy động được 52 tỷ đồng/ 500 tỷ đồng gọi thầu. Lãi suất trúng thầu ở kỳ hạn 5Y là 2,26% (+0,11 đpt so với phiên đấu thầu trước), 10Y là 3,03% (+0,03 đpt), 15Y là 3,10% (+0,02 đpt) và 30Y là 3,28% (không đổi).

Ngày 29/04, KBNN dự kiến chào thầu 12.000 tỷ đồng TPCP, trong đó kỳ hạn 5Y chào thầu 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10Y chào thầu 6.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15Y và 30Y chào thầu 500 tỷ đồng mỗi kỳ hạn.

Tin quốc tế

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed quyết định không điều chỉnh LSCS và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thị trường lao động của cơ quan này. Tại cuộc họp ngày 06-07/05, Fed nhận định, nền kinh tế nhìn chung tiếp tục tăng trưởng vững chắc, GDP quý I giảm do doanh nghiệp và hộ gia đình tăng nhập khẩu để tránh các mức thuế mới. Fed cũng đánh giá thị trường lao động vẫn mạnh và lạm phát "ở mức cao". Tuy nhiên, Fed cho rằng các rủi ro mới đang hình thành. Triển vọng kinh tế ngày càng thiếu chắc chắn, chính sách thương mại tiếp tục là yếu tố bất định, rủi ro lạm phát và thất nghiệp đang tăng là những yếu tố có thể buộc cơ quan này phải đưa ra lựa chọn khó khăn trong thời gian tới. Tại cuộc họp lần này, Fed quyết định giữ nguyên LSCS ở mức từ 4,25 - 4,5% và sẽ tiếp tục theo dõi sát dữ liệu trong những cuộc họp tới để đưa ra quyết định phù hợp. Trả lời báo chí sau cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng khẳng định lập trường chính sách hiện tại cho phép Fed phản ứng kịp thời với các diễn biến kinh tế.

Nước Mỹ cũng ghi nhận một số chỉ báo quan trọng trong tuần qua. Đầu tiên, Viện Quản lý Cung ứng Mỹ ISM cho biết PMI lĩnh vực dịch vụ tại nước này đạt 51,6% trong tháng 4, cao hơn mức 50,8% của tháng trước đó, trái với dự báo giảm xuống 50,2% của thị trường. Tiếp theo, cán cân thương mại Mỹ thâm hụt 140,5 tỷ USD trong tháng 3, lớn hơn mức thâm hụt 123,2 tỷ của tháng trước đó, đồng thời vượt qua mức thâm hụt 136,8 tỷ theo dự báo. Cuối cùng, tại thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần kết thúc ngày 03/05 ở mức 228 nghìn đơn, giảm 13 nghìn so với mức 241 nghìn đơn của tuần trước đó, đồng thời xuống thấp hơn mức 231 nghìn theo dự báo. Số đơn trung bình 4 tuần gần nhất là 227 nghìn đơn, tăng 1 nghìn so với trung bình 4 tuần liền trước. Trong tuần này, thị trường chờ đợi báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng CPI toàn phần và CPI lõi tháng 4 tại Mỹ, được công bố vào tối ngày 15/05 theo giờ Việt Nam. CPI toàn phần được dự báo tăng 0,3% m/m trong tháng vừa qua, sau khi giảm nhẹ 0,1% ở tháng 3.

NHTW Anh BOE hạ LSCS trong cuộc họp tháng 5 trong bối cảnh kinh tế ảm đạm. Trong cuộc họp ngày 08/05, BOE cho rằng việc tăng thuế quan của Mỹ đối với các quốc gia khác sẽ gây áp lực phần nào lên tăng trưởng kinh tế của Anh nhưng triển vọng vẫn chưa rõ ràng. Theo đó, cơ quan này không cam kết bất cứ lộ trình nào đối với LSCS trong tương lai và sẽ điều hành một cách từ từ và thận trọng. BOE dự báo lạm phát tại Anh tăng 3,5% trong năm nay, hạ nhẹ so với mức 3,75% theo dự báo trước. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế 2025 ở khoảng 1%, cũng yếu hơn so với dự báo trước. Trong cuộc họp lần này, BOE quyết định cắt giảm LSCS 25 đcb, từ 4,5% xuống còn 4,25% để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cũng trong ngày 08/05, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thuế đối ứng. Chi tiết thỏa thuận sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, bao gồm các điều khoản về giảm rào cản phi thuế quan, tăng tốc thông quan cho hàng Mỹ, cùng một số điều khoản liên quan đến hóa chất, máy móc. Mỹ cũng được dự báo sẽ giữ nguyên thuế nhập khẩu 10% với hàng hóa từ Anh.

Tổng hợp Kinh tế - Tài chính tuần 05/05 - 09/05/2025

Đọc thêm