World Bank hạ triển vọng kinh tế Việt Nam xuống 5,3%

08:00 20/04/2022

Tin trong nước:

Thị trường ngoại tệ: Phiên 19/04, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.112 VND/USD, tăng tiếp 05 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá mua giao ngay và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng được NHNN duy trì niêm yết lần lượt ở mức 22.550 VND/USD và 23.050 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 22.962 VND/USD, tiếp tục tăng 34 đồng so với phiên 18/04. Tỷ giá trên thị trường tự do không thay đổi ở cả hai chiều mua và vào bán ra, giao dịch tại 23.260 VND/USD và 23.330 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 19/04, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,01 – 0,08 đpt ở các kỳ hạn ON và 1W trong khi tăng 0,06 – 0,09 đpt ở kỳ hạn 2W và 1M so với phiên đầu tuần, cụ thể: ON 2,0%; 1W 2,16%; 2W 2,23% và 1M 2,28%. Lãi suất chào bình quân LNH USD giảm 0,02 – 0,03 đpt ở tất cả các kỳ hạn; giao dịch tại: ON 0,36%; 1W 0,42%; 2W 0,47%, 1M 0,54%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm ở các kỳ hạn ngắn trong khi tăng nhẹ ở kỳ hạn 10Y và đi ngang ở kỳ hạn 15Y, cụ thể: 3Y 2,07%; 5Y 2,21%; 7Y 2,48%; 10Y 3,02%; 15Y 3,21%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 10.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,50%. Có 358,97 tỷ đồng trúng thầu, trong khi có 300,12 tỷ đồng đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 58,85 tỷ đồng ra thị trường, đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 2.258,04 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Hôm qua, sau khi tăng điểm tích cực phiên sáng, thị trường đảo chiều khiến cả 3 sàn đều chốt phiên trong sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm mạnh 26,15 điểm (-1,83%) xuống 1.406,45 điểm; HNX-Index tiếp tục giảm 10,43 điểm (-2,59%) còn 392,69 điểm; UPCom-Index giảm 1,89 điểm (-1,71%) xuống 10,21 điểm. Thanh khoản thị trường có cải thiện với tổng giá trị giao dịch đạt trên 29.700 tỷ VND. Khối ngoại bán ròng nhẹ gần 18 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Theo Bộ Tài chính, trong tháng 3/2022 đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 15,7 triệu USD (tương đương 325,9 tỷ đồng). Lũy kế từ đầu năm đến 20/3/2022, rút vốn đạt khoảng 254,3 triệu USD (tương đương khoảng 5.846,7 tỷ đồng), trong đó cấp phát khoảng 177,9 triệu USD, cho vay lại khoảng 76,4 triệu USD. Trả nợ của Chính phủ trong tháng 3 đạt khoảng 22.791 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 13.944 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 8.847 tỷ đồng. Lũy kế 3 tháng đầu năm, trả nợ Chính phủ khoảng 69.596 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước 53.019 tỷ đồng, nợ nước ngoài 16.577 tỷ đồng; trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 63.316 tỷ đồng, trả nợ cho vay lại khoảng 6.281 tỷ đồng.

Tin quốc tế:

World Bank hạ triển vọng kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, trong báo cáo của World Bank cập nhật ngày 19/04, theo kịch bản cơ sở, tổ chức này dự báo GDP khu vực Đông Á tăng 5,0% trong năm nay (-0,4 đpt so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021). Khu vực ASEAN-5 được dự báo tăng trưởng 4,9% (-0,3 đpt). Về cụ thể các nước, Trung Quốc được dự báo tăng 5,0% (-0,4 đpt); Indonesia 5,1% (-0,1 đpt); Malaysia 5,5% (-0,3 đpt); Philippines 5,7% (-0,1 đpt); Thailand 2,9% (-0,7 đpt); Việt Nam 5,3% (-1,2 đpt). Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho World Bank hạ triển vọng kinh tế của các khu vực trên, nổi bật trong đó là rủi ro từ chiến sự Ukraine, lạm phát tại Mỹ cao khiến các chính sách thắt chặt tiền tệ xảy ra nhanh hơn, và cả việc Trung Quốc duy trì chế độ zero-Covid khiến cho dòng chảy thương mại đình trệ.

Số cấp phép xây dựng và số nhà khởi công tại Mỹ trong tháng 3 lần lượt là 1,87 triệu đơn và 1,79 triệu căn, cao hơn mức 1,86 triệu đơn và 1,77 triệu căn của tháng trước đó, trái với dự báo giảm nhẹ xuống 1,83 triệu đơn và 1,74 triệu căn.

Bộ Kinh tế - Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết sản lượng công nghiệp của nước này chính thức tăng 2,0% m/m trong tháng 2, điều chỉnh từ mức tăng 0,1% theo báo cáo sơ bộ đồng thời là mức dự báo của các chuyên gia.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB

Đọc thêm