Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 17/01, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.603 VND/USD, tăng nhẹ 02 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá bán giao ngay được NHNN duy trì niêm yết ở mức 24.780 VND/USD; tỷ giá mua giao ngay ở mức 23.450 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 23.434 VND/USD, tăng nhẹ 03 đồng so với phiên 16/01. Tỷ giá trên thị trường tự do giữ nguyên ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 23.380 VND/USD và 23.500 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 17/01, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,20 đpt ở kỳ hạn ON trong khi tăng 0,02 – 0,05 đpt ở các các kỳ hạn 1W và 2W, đi ngang ở kỳ hạn 1M so với phiên đầu tuần, cụ thể: ON 6,28%; 1W 7,0%; 2W 7,50% và 1M 8,0%. Lãi suất chào bình quân LNH USD tăng 0,02 – 0,06 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống; giao dịch tại: ON 4,30%; 1W 4,44%; 2W 4,56%, 1M 4,72%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm ở các kỳ hạn 3Y và 5Y trong khi tăng nhẹ ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3Y 4,46%; 5Y 4,47%; 7Y 4,54%; 10Y 4,58%; 15Y 4,71%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 28.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất ở mức 6,0%. Có 26,879,4 tỷ đồng trúng thầu; có 5.648,2 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 14 ngày. Có 14.999,9 tỷ đồng trúng thầu với lãi suất hạ xuống mức 5,8%, có 18.500 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 24.731,3 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 91.538,16 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành ở mức 96.499,9 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, lực cầu tăng cao, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép giúp thị trường giao dịch tích cực. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng mạnh 21,61 điểm (+2,03%) lên mức 1.088,29 điểm; HNX-Index thêm 4,27 điểm (+2,02%) đạt 215,15 điểm; UPCoM-Index nhích 0,75 điểm (+1,04%) lên 72,97 điểm. Thanh khoản thị trường tăng so với phiên trước đó với giá trị giao dịch gần 13.000 tỷ VND. Khối ngoại mua ròng hơn 818 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2023. Trong kịch bản 1, kinh tế năm nay có thể tăng trưởng 6,47%, gần sát với mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đề ra. Ở kịch bản 2, với điều kiện kinh tế thế giới lạc quan hơn, GDP Việt Nam sẽ tăng 6,83%, cao hơn mục tiêu của Chính phủ. Trước đó, HSBC tỏ ra thận trọng với GDP tăng trưởng ở mức 5,8%; Standard Chartered lạc quan hơn với mức đánh giá GDP có thể tăng đến 7,2%.
Tin quốc tế:
Thu nhập bình quân của người Anh này tăng 6,4% 3m/y trong vòng 3 tháng 10-11-12/2022, tích cực hơn so với mức tăng 6,2% trong 3 tháng 09-10-11. Tiếp theo, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Anh tăng 19,7 nghìn đơn trong tháng vừa qua, cao hơn mức 16,1 nghìn của tháng 11 và gần khớp với dự báo ở mức 19,8 nghìn. Cuối cùng, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh ở ghi nhận ở mức 3,7% trong tháng cuối năm, không thay đổi so với kết quả thống kê của tháng 11 và khớp với dự báo.
Tổ chức ZEW khảo sát cho biết chỉ số niềm tin kinh tế tại nước Đức đạt 16,9 điểm trong tháng đầu năm 2023, tăng mạnh 40,2 điểm từ mức -23,3 điểm của tháng 1, hơn rất nhiều so với dự báo chỉ cải thiện về mức -15,0 điểm. Đây cũng là lần đầu tiên chỉ báo này cho thấy tâm lý người dân Đức lạc quan trở lại kể từ tháng 02/2022 – thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.
Cơ quan Thống kê Trung Quốc cho biết GDP của nước này tăng 2,9% q/q trong quý vừa qua, nối tiếp đà tăng 3,9% của quý trước đó và khởi sắc hơn nhiều so với mức tăng 1,6% theo kỳ vọng. Mặc dù vậy, GDP của nước này chỉ tăng 3,0% trong năm vừa qua, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 5,5% mà Chỉnh phủ Trung Quốc đề ra. Thị trường kỳ vọng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp đà hồi phục trong năm 2023, giúp kinh tế thế giới không rơi vào suy thoái.