Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed tăng LSCS mạnh kỷ lục sau gần 3 thập kỷ

08:00 16/06/2022

Tin trong nước:

Thị trường ngoại tệ: Phiên 15/06, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.093 VND/USD, tăng 04 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá mua giao ngay và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng được giữ nguyên niêm yết lần lượt ở mức 22.550 VND/USD và 23.250 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 23.234 VND/USD, tăng 17s đồng so với phiên 15/06. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh 90 đồng ở chiều mua vào và 80 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.870 VND/USD và 23.960 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 15/06, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm ở kỳ hạn 2W, tăng ở các kỳ hạn còn lại từ 1M trở xuống, cụ thể: ON 0,43%; 1W 1,1%1; 2W 1,51% và 1M 2,06%. Lãi suất chào bình quân LNH USD giảm nhẹ ở kỳ hạn 1W và tăng nhẹ ở các kỳ hạn khác từ 1M trở xuống; giao dịch tại: ON 0,91%; 1W 1,04%; 2W 1,23%, 1M 1,34%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp tăng ở tất cả các kỳ hạn, cụ thể: 3Y 2,20%; 5Y 2,53%; 7Y 3,09%; 10Y 3,31%; 15Y 3,49%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 10.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu cũng như khối lượng đáo hạn. Như vậy, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố được duy trì ở mức 1.627,20 tỷ đồng.

Thị trường TPCP: Ngày 15/06/2022, KBNN huy động thành công 3.065/4.500 tỷ đồng TPCP gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 68%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động 1.500/2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm huy động 1.565/2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 20 năm đấu thầu thất bại. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm tại 2,43%/năm (+0,06%), kỳ hạn 15 năm tại 2,73%/năm (+0,06%). 

Thị trường chứng khoán: Ngày 15/06, thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm điểm trở lại. Chốt phiên, VN-Index giảm 16,38 điểm (-1,33%) xuống 1.213,93 điểm; HNX-Index giảm 6,83 điểm (-2,35%) xuống 283,25 điểm; UPCom-Index giảm 1,97 điểm (-2,17%) xuống 88,65 điểm. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ lên mức 16,467 tỷ VND, khối ngoại bán ròng 192,3 tỷ trên cả 3 sàn.

Sáng 15/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức buổi họp báo chia sẻ thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022. Đại diện NHNN cho biết, từ đầu năm 2022, cơ quan này đã chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Kết quả, đến ngày 09/06/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, mục tiêu tăng trưởng 14% mang tính chất định hướng và NHNN sẽ có điều chỉnh phù hợp.

Tin quốc tế:

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed tăng LSCS mạnh kỷ lục sau gần 3 thập kỷ. Trong cuộc họp 2 ngày 14-15/06, Fed dự báo nền kinh tế Mỹ chỉ tăng 1,7% và tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 3,7% năm 2022. Về CSTT, Fed quyết định tăng LSCS 75 đcb, từ mức 0,75% - 1,0% lên mức 1,50% - 1,75%, vượt qua mức tăng 50 đcb theo dự báo của thị trường, và đồng thời là mức tăng LSCS cao nhất của cơ quan này kể từ năm 1994. Fed nhận định lạm phát vẫn ở mức cao, phản ánh sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Fed cam kết mạnh mẽ sẽ đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2,0%. Biểu đồ dot-plot của Fed cho thấy có khả năng LSCS sẽ tiếp tục tăng lên tới mức 3,25-3,5% trong năm 2022, sau đó tiếp tục lên 3,75% - 4,0% năm 2023, thay đổi rất nhiều so với dot-plot của tháng 03/2022 (1,5% - 1,75% cho năm 2022 và 2,50% - 2,75% cho năm 2023). Mặc dù vậy, Chủ tịch Fed - Jerome Powell phát biểu sau cuộc họp cho biết ông không kỳ vọng mức tăng LSCS 75 điểm trở nên phổ biến.

Văn phòng Thống kê Mỹ cho biết doanh số bán lẻ lõi tại Mỹ tăng 0,5% m/m trong tháng 5, nối tiếp đà tăng 0,4% của tháng trước đó nhưng thấp hơn mức tăng 0,7% theo dự báo. Doanh số bán lẻ toàn phần tại nước này giảm nhẹ 0,3% m/m trong tháng 5 sau khi tăng 0,7% ở tháng 4, trái với mức tăng 0,1% theo dự báo. So với cùng kỳ năm 2021, doanh số bán lẻ toàn phần tại Mỹ vẫn cho thấy mức tăng 8,1%.

Cục Thống kê Trung Quốc cho biết sản lượng công nghiệp của nước này tăng 0,7% y/y trong tháng 5, đảo chiều sau khi giảm 2,9% ở tháng 4, đồng thời trái với dự báo vẫn giảm 1,0%. Tiếp theo, doanh số bán lẻ của nước này giảm 6,7% y/y trong tháng 5, bớt tiêu cực hơn mức giảm 11,1% ghi nhận ở tháng trước đó và đồng thời nhẹ hơn mức giảm 7,0% theo dự báo.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB

Đọc thêm