Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 09/05, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.135 VND/USD; tăng 05 đồng so với phiên cuối tuần trước. Tỷ giá mua giao ngay và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng được giữ nguyên niêm yết lần lượt ở mức 22.550 VND/USD và 23.050 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 22.952 VND/USD, giảm nhẹ 02 đồng so với phiên 06/05. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh 80 đồng ở chiều mua vào và 50 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.660 VND/USD và 23.730 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 09/05, lãi suất chào bình quân LNH VND tăng 0,01 – 0,18 đpt tất cả các ở kỳ hạn từ 1M trở xuống so với phiên cuối tuần trước, cụ thể: ON 1,83%; 1W 2,09%; 2W 2,14% và 1M 2,25%. Lãi suất chào bình quân LNH USD tiếp tục tăng 0,05 – 0,08 đpt ở tất cả các kỳ hạn; giao dịch tại: ON 0,84%; 1W 0,92%; 2W 1,01%, 1M 1,11%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp cũng tăng ở tất cả các kỳ hạn, cụ thể: 3Y 2,13%; 5Y 2,30%; 7Y 2,67%; 10Y 3,11%; 15Y 3,26%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 10.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,50%. Có 356,26 tỷ đồng trúng thầu, trong khi có 284 tỷ đồng đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 72,26 tỷ đồng ra thị trường, đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 5. 486,35 tỷ đồng.
Thị trường trái phiếu: Ngày 09/05, NHCSXH huy động thành công 1.500/3.000 tỷ đồng TPCP gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 50%). Toàn bộ khối lượng trúng thầu ở kỳ hạn 3 năm, lãi suất 2,3%/năm. Các kỳ hạn còn lại gồm 5 năm, 10 năm và 15 năm đấu thầu thất bại.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, thị trường mở đầu tuần mới bằng một phiên bán tháo mạnh, VN-Index bốc hơi gần 60 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index sụt 59,64 điểm (-4,49%) còn 1.269,62 điểm; HNX-Index giảm mạnh 20,07 điểm (-5,84%) còn 323,39 điểm; UPCom-Index giảm 5,38 điểm (-5,28%) xuống 96,50 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch đạt gần 21.500 tỷ VND. Khối ngoại mua ròng gần 591 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại cả nước tháng 4/2022 thặng dư 0,85 tỷ USD, lũy kế 4 tháng đầu năm thặng dư 2,53 tỷ. Trong đó, xuất khẩu tháng 4 đạt 33,32 tỷ USD, giảm 4,0% so với tháng 3; lũy kế từ 01/01 đến 30/04 xuất khẩu đạt 122,48 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ 2021. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu kỳ tháng 4 đạt 32,47 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6% so với tháng trước đó; lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 4 cả nước nhập khẩu 119,95 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm cả nước đạt 242,43 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tin quốc tế:
Trong cuộc họp diễn ra ngày 08/05, các nước G7 ra tuyên bố chung trong đó cam kết giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga, đặc biệt các mối quan hệ nhập khẩu dầu mỏ của nước này. Bên cạnh đó, G7 sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế việc cung cấp các dịch vụ mà Nga đang phụ thuộc, đồng thời đưa ra những lệnh cấm vận nhằm vào giới tinh hoa Nga.
Hãng Sentix khảo sát cho biết chỉ số niềm tin đầu tư tại Eurozone ở mức -22,6 điểm trong tháng 5, giảm từ -18,0 điểm của tháng trước và xuống sâu hơn so với mức -21,7 điểm theo dự báo. Hãng này cho biết mức niềm tin hiện tại đang thấp nhất kể từ tháng 06/2020 - thời điểm dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ nhất tới kinh tế Eurozone, tín hiệu về một đợt suy thoái mới ngày càng trở nên rõ ràng.
Theo cơ quan Hải quan Trung Quốc, cán cân thương mại của nước này thặng dư 325 tỷ USD trong tháng 4, cao hơn mức thặng dư 301 tỷ của tháng trước đó và thấp hơn so với dự báo thặng dư 339 tỷ. Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ tăng 3,9% y/y trrong tháng vừa qua, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 14,7% đạt được ở tháng 3. Một điểm đáng chú ý nữa là lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Nga tăng đột biến 56,6% y/y lên 8,8 tỷ USD, trong khi chiều xuất khẩu giảm 25,9% xuống còn 3,8 tỷ.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB