Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 05/05, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.622 VND/USD, giảm 13 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá bán giao ngay được niêm yết ở mức 24.753 VND/USD; thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Tỷ giá mua giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 23.450 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 23.445 VND/USD, giảm nhẹ 02 đồng so với phiên 04/05. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 70 đồng ở chiều mua vào trong khi không thay đổi ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.400 VND/USD và 23.450 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 05/05, lãi suất chào bình quân LNH VND tăng tiếp 0,06 – 0,12 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống so với phiên trước đó, cụ thể: ON 4,98%; 1W 5,10%; 2W 5,18% và 1M 5,33%. Lãi suất chào bình quân LNH USD đi ngang ở các kỳ hạn ngắn trong khi tăng 0,04 đpt ở các kỳ hạn 2W và 1M; giao dịch tại: ON 4,85%; 1W 4,92%; 2W 5,02%, 1M 5,17%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn, cụ thể: 3Y 2,54%; 5Y 2,59%; 7Y 2,74%; 10Y 3,14%; 15Y 3,26%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Cuối tuần qua qua, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở hai kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày, đều với khối lượng 10.000 tỷ đồng kỳ hạn và lãi suất 5,0%. Có 1.254,9 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 14 ngày, không có khối lượng trúng thầu ở kỳ hạn 28 ngày; có 4.061,14 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN, không có khối lượng đáo hạn. Như vậy, NHNN hút ròng 2.806,24 tỷ đồng từ thị trường, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 63.549,51 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành giữ ở mức 110.699,8 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán: Phiên cuối tuần, các chỉ số giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu, thị trường vẫn chưa thể cân bằng sau phiên lao dốc trước đó. Chốt phiên, VN-Index giảm 0,30 điểm (-0,03%) xuống mức 1.040,31 điểm; HNX-Index mất 0,35 điểm (-0,17%) về 207,80 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (+0,38%) lên mức 77,56 điểm. Thanh khoản thị trường giảm với giá trị giao dịch gần 10.700 tỷ VND. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 174 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Báo cáo mới nhất của S&P Global cho thấy Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 4/2023 chỉ đạt 46,7 điểm, giảm so với mức 47,7 điểm trong tháng 3/2023. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam ở dưới ngưỡng 50 điểm, phản ánh hoạt động sản xuất chế tạo đang bị thu hẹp. Đáng chú ý, dữ liệu cho thấy các điều kiện kinh doanh giảm lần thứ 5 trong vòng 6 tháng trở lại đây và lần giảm này là mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước từ ngày 04/05. Theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 1.251 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành và giá bán lẻ không cao hơn 21.437 đồng/lít; giá xăng RON95-III giảm 1.319 đồng/lít, giá bán mới không cao hơn 22.320 đồng/lít; dầu diezel 0.05S giá 18.254 đồng/lít, giảm 1.143 đồng/lít; dầu hỏa 18.528 đồng/lít, giảm 952 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S 15.509 đồng/kg, giảm 334 đồng/kg.
Tin quốc tế:
Thị trường lao động Mỹ nhận nhiều thông tin tích cực trong phiên cuối tuần trước. Cụ thể, trong tháng 4, thị trường tạo ra 253 nghìn việc làm phi nông nghiệp mới, cao hơn nhiều so với mức 165 nghìn của tháng 3 và vượt qua mức 181 nghìn theo kỳ vọng. Thu nhập bình quân theo giờ của người lao động cũng tăng 0,5% m/m trong tháng 4, nối tiếp đà tăng 0,3% của tháng 3. Cuối cùng, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng vừa qua ghi nhận ở mức 3,4%, giảm so với mức 3,5% của tháng trước đó và đồng thời tích cực hơn mức 3,6% theo dự báo.
Doanh số bán lẻ tại Eurozone giảm 1,2% m/m trong tháng 3, nối tiếp đà giảm 0,2% của tháng trước đó, sâu hơn mức giảm 0,2% dự báo của thị trường. Tại Đức, theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức Destatis, số đơn đặt hàng nhà máy giảm mạnh 10,7% m/m trong tháng 3, sau khi tăng 4,5% tháng trước đó và sâu hơn mức giảm 2,4% của thị trường. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/220.