Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 20/04, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.117 VND/USD, vẫn tăng 05 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá mua giao ngay và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng được NHNN duy trì niêm yết lần lượt ở mức 22.550 VND/USD và 23.050 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 22.965 VND/USD, tăng nhẹ 03 đồng so với phiên 19/04. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 30 đồng ở chiều mua và 50 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.300 VND/USD và 23.380 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 20/04, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,01 – 0,10 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống, cụ thể: ON 1,90%; 1W 2,14%; 2W 2,19% và 1M 2,27%. Lãi suất chào bình quân LNH USD đi ngang ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ tăng 0,01 đpt ở kỳ hạn 1M; giao dịch tại: ON 0,36%; 1W 0,42%; 2W 0,47%, 1M 0,55%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm ở kỳ hạn 3Y trong khi tăng ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3Y 2,06%; 5Y 2,25%; 7Y 2,55%; 10Y 3,05%; 15Y 3,22%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 10.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,50%. Có 518,43 tỷ đồng trúng thầu, trong khi có 306 tỷ đồng đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 212,43 tỷ đồng ra thị trường, đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 2.470,47 tỷ đồng.
Thị trường trái phiếu: Ngày 20/04, KBNN huy động thành công 2.500/5.000 tỷ đồng TPCP gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 50%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm và 15 năm đều huy động được 1.000/2.000 tỷ đồng mỗi loại, kỳ hạn 20 năm huy động được toàn bộ 500 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn lần lượt tại 2,38%/năm (+0,04%); 2,58%/năm (+0,04%) và kỳ hạn 20 năm tại 2,75%/năm (không đổi).
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, các chỉ số chứng khoán tiếp tục ồ ạt sụt giảm, cả 3 sàn có tới gần 170 mã rớt sàn. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tiếp tục giảm mạnh 21,73 điểm (-1,55%) xuống 1.384,72 điểm; HNX-Index sụt 12,65 điểm (-3,22%) còn 380,04 điểm; UPCom-Index giảm 1,92 điểm (-1,77%) xuống 106,40 điểm. Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước đó với tổng giá trị giao dịch đạt gần 23.700 tỷ VND. Khối ngoại mua ròng tích cực hơn 460 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo Tổng cục Hải quan, sau khi xuất siêu lớn trong tháng 3, cán cân thương mại đã chuyển sang nhập siêu khá cao ở kỳ thống kê nửa đầu tháng 4. Cụ thể, kim ngạch XK hàng hóa trong nửa đầu tháng 4 đạt gần 15,3 tỷ USD, trong khi NK đạt xấp xỉ 16,9 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa trong nửa đầu tháng 4 ghi nhận nhập siêu tới gần 1,62 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến ngày 15/04, tổng kim ngạch XK đạt 104,34 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, lũy kế đến giữa tháng 4, tổng kim ngạch NK đạt 104,48 tỷ USD. Như vậy, tính đến giữa tháng 4, CCTM hàng hóa ghi nhận nhập siêu hơn 144 triệu USD, sau khi xuất siêu gần 1,46 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm.
Tin quốc tế:
Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ NAR cho biết doanh số bán nhà cũ tại nước này trong tháng vừa qua ở mức 5,77 triệu căn, giảm xuống từ mứcc 5,93 triệu căn của tháng trước đó và gần khớp với mức 5,78 triệu căn theo dự báo của các chuyên gia.
Sản lượng công nghiệp tại khu vực Eurozone tăng 0,7% m/m trong tháng 2, bằng mức tăng của tháng trước đó và gần đạt mức tăng 0,8% theo kỳ vọng. So với cùng kỳ năm 2021, sản lượng công nghiệp Eurozone tháng 2 tăng 2,0% y/y. Đối với khu vực Liên minh EU nói riêng, sản lượng công nghiệp trong tháng 2 tăng 0,6% m/m và 3,0% y/y. Tại Đức, chỉ số giá sản xuất PPI ở quốc gia này tăng 4,9% m/m trong tháng 3, nối tiếp đà tăng 1,4% của tháng trước đó và vượt xa so với mức tăng 2,7% theo dự báo. So với cùng kỳ năm 2021, PPI Đức tăng rất mạnh 30,9%.
Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết cán cân XNK của nước này thâm hụt 0,9 nghìn tỷ JPY trong tháng 3, nối tiếp mức thâm hụt 1,04 tỷ của tháng 2 và sâu hơn so với mức thâm hụt 0,58 tỷ theo dự báo.
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu kinh tế MSB