Bản tin Kinh tế - Tài chính ngày 11/10/2023

08:04 11/10/2023

Tin trong nước:

Thị trường ngoại tệ: Phiên 10/10, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.063 VND/USD, giảm tiếp 06 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá mua giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 23.400 VND/USD; tỷ giá bán giao ngay ở mức 25.216 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 24.405 VND/USD, tiếp tục tăng 26 đồng so với phiên 09/10. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm 60 đồng ở chiều mua vào và 110 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 24.500 VND/USD và 24.550 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 10/10, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm từ 0,16 – 0,34 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống so với phiên đầu tuần, cụ thể: ON 0,72%; 1W 0,95%; 2W 1,22% và 1M 1,67%. Lãi suất chào bình quân LNH USD giảm 0,02 - 0,06 đpt ở tất cả các kỳ hạn; giao dịch tại: ON 5,03%; 1W 5,15%; 2W 5,24%, 1M 5,34%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp tăng ở kỳ hạn 3Y trong khi giảm ở các kỳ hạn còn lại, chốt phiên ở mức: 3Y 1,77%; 5Y 1,75%; 7Y 2,54%; 10Y 2,87%; 15Y 3,02%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,0%. Không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Có gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất giảm xuống mức 0,8%. Như vậy, NHNN hút ròng 10.000 tỷ đồng từ thị trường, đưa số tín phiếu lưu hành trên thị trường lên mức gần 155.700 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, tuy nhiên, thanh khoản mới chỉ nhích nhẹ. Chốt phiên, VN-Index tăng 6,33 điểm (+0,56%) lên mức 1.143,69 điểm; HNX-Index thêm 0,61 điểm (+0,27%) đạt 234,17 điểm; UPCoM-Index nhích 0,45 điểm (+0,64%) lên 87,45 điểm. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ với giá trị giao dịch gần 17.800 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 145 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới công bố, IMF dự báo GDP Việt Nam tăng 4,7% trong năm 2023 và 5,8% năm 2024, đều giảm so với dự báo lần lượt tăng 5,8% và 6,9% trong báo cáo hồi tháng 4/2023. Chỉ số giá tiêu dùng CPI được dự báo đều tăng 3,4% trong cả 2 năm 2023 và 2024, cùng giảm so với dự báo tăng 5,0% và 4,3% trong báo cáo trước đó.

Tin quốc tế:

Trong báo cáo vừa công bố chiều qua theo giờ Việt Nam, IMF dự báo GDP toàn cầu tăng 3,0% trong năm 2023 (không thay đổi so với dự báo tháng 7), và sẽ tăng 2,9% trong năm 2024 (-0,1 đpt). Đối với các quốc gia phát triển, Mỹ được dự báo tăng 2,1% trong năm nay (+0,3 đpt) và 1,5% ở năm sau (+0,5 đpt). Eurozone lần lượt tăng 0,7% (-0,2 đpt) và 1,2% (-0,3 đpt). Nhật Bản tăng 2,0% (+0,6 đpt) và 1,0% (không đổi). Anh tăng 0,5% (+0,1 đpt) và 0,6% (-0,4 đpt). Về các quốc gia đang phát triển, Trung Quốc được dự báo tăng 2,0% trong năm nay (-0,2 đpt) và tăng 4,2% ở năm tới (-0,3 đpt). Nhóm ASEAN5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) lần lượt tăng 4,2% (-0,4 đpt) và 4,5% (không đổi). Về lạm phát, IMF dự báo chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu tăng 6,9% trong năm nay (+0,1 đpt), sau đó hạ nhiệt còn 5,8% ở năm 2024 (+0,6 đpt).

Theo khảo sát của NAB chỉ số niềm tin kinh doanh tại Úc ở mức 1,0 điểm trong tháng 10, không thay đổi so với tháng trước.

Bản tin Kinh tế - Tài chính ngày 11/10/2023

Đọc thêm