Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 24/08, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.232 VND/USD, giảm nhẹ trở lại 05 đồng so với phiên trước đó sau khi tăng mạnh 3 phiên liên tiếp. Tỷ giá mua và bán giao ngay được giữ nguyên niêm yết lần lượt ở mức 22.550 VND/USD và 23.400 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 23.450 VND/USD, tăng 15 đồng so với phiên 23/08. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh 90 đồng ở chiều mua vào và 160 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 24.060 VND/USD và 24.160 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 24/08, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,01 đpt ở kỳ hạn ON trong khi tăng 0,02 – 0,04 đpt ở các kỳ hạn còn lại từ 1M trở xuống so với phiên trước đó, cụ thể: ON 3,85%; 1W 4,15%; 2W 4,33% và 1M 4,63%. Lãi suất chào bình quân LNH USD tăng 0,01 – 0,02 đpt ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ đi ngang ở kỳ hạn 1M; giao dịch tại: ON 2,50%; 1W 2,66%; 2W 2,76%, 1M 2,94%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp tiếp tục tăng ở tất cả các kỳ hạn, cụ thể: 3Y 3,05%; 5Y 3,07%; 7Y 3,33%; 10Y 3,53%; 15Y 3,66%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Hôm qua, NHNN chào thầu trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 767,37 tỷ đồng trúng thầu với lãi suất 4,0%; có 425,88 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào tín phiếu NHNN với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày; có 5.130 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,6% và 5.000 tỷ đồng trúng thầu với kỳ hạn 28 ngày và lãi suất 3,45%; có 18.630 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 8.841,49 tỷ VND ra thị trường qua kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 3.295,41 tỷ VND, tín phiếu ở mức 100.355 tỷ VND.
Thị trường trái phiếu: Ngày 24/08, KBNN huy động thành công 5.115/6.500 tỷ đồng TPCP gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 79%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được 2.615/3.000 tỷ đồng; kỳ hạn 15 năm huy động 2.500/3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm đấu thầu thất bại. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt tại 2,8%/năm (+0,05%) và 3,1%/năm (+0,05%).
Thị trường chứng khoán: Phiên hôm qua, thị trường chỉ biến động nhẹ, dòng tiền có tín hiệu chảy mạnh sang nhóm cổ phiếu midcap trong khi rút khỏi nhóm blue-chips. Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 6,35 điểm (+0,50%) đạt 1.277,16 điểm; HNX-Index thêm 2,16 điểm (+0,72%) lên 301,30 điểm; UPCoM-Index tăng 0,52 điểm (+0,56%) lên 93,30 điểm. Thanh khoản thị trường tăng với giá trị giao dịch gần 17.900 tỷ VND. Khối ngoại bán ròng khoảng 156 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo dự báo tăng trưởng mới công bố của Moody Analytics, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nâng dự báo tăng trưởng GDP. Moody cho rằng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5% - cao nhất so với các nước có cùng xếp hạng tín nhiệm.
Tin quốc tế:
Nước Mỹ ghi nhận một số thông tin kinh tế đáng chú ý. Đầu tiên, giá trị đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền lõi tại nước này tăng 0,3% m/m trong tháng 7, nối tiếp đà tăng 0,4% của tháng 6, đồng thời tích cực hơn mức tăng 0,2% theo dự báo. Tuy nhiên, giá trị đặt hàng hàng hóa lâu bền toàn phần chỉ đi ngang (0,0% m/m) trong tháng vừa qua, sau khi tăng khá mạnh 2,0% ở tháng 6, trái với kỳ vọng tiếp tục tăng 0,9%. Cuối cùng, số nhà chờ bán trong tháng 7 tại Mỹ tiếp tục giảm 1,0% m/m sau khi giảm mạnh 8,9% ở tháng 6, song vẫn chưa tiêu cực như mức giảm 2,6% theo dự báo. Trong ngày hôm nay, Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ sẽ công bố GDP sơ bộ lần thứ 2 của nước này trong quý II/2022.
Theo Reuters đưa tin, sản lượng sản xuất xe hơi tại Anh tăng 8,6% y/y trong tháng 7, đồng thời là tháng ghi nhận tăng trưởng thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên, mức sản lượng cụ thể cũng chỉ đạt 58 nghìn đơn vị trong tháng vừa qua, thấp hơn tới 46,4% so với thời điểm trước khi bị tác động bởi dịch Covid-19.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB