Hết tháng 10, chi đầu tư phát triển vẫn chậm

07:47 10/11/2022

Tin trong nước:

Thị trường ngoại tệ: Phiên 09/11, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.688 VND/USD, không thay đổi so với phiên trước đó. NHNN duy trì không niêm yết tỷ giá mua giao ngay, tỷ giá bán giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 24.870 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 24.872 VND/USD, đi ngang so với phiên 08/11. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm mạnh 140 đồng ở chiều mua vào và 80 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 25.080 VND/USD và 25.220 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 09/11, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,04 - 0,45 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống so với phiên trước đó, cụ thể: ON 5,07%; 1W 6,47%; 2W 7,10% và 1M 7,74%. Lãi suất chào bình quân LNH USD giảm 0,01 đpt ở các kỳ hạn ngắn trong khi tăng 0,01 đpt ở kỳ hạn 2W và đi ngang ở kỳ hạn 1M; giao dịch tại: ON 3,89%; 1W 4,03%; 2W 4,17%, 1M 4,38%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giữ nguyên ở các kỳ hạn 3Y và 5Y, giảm ở các kỳ hạn 7Y và 15Y, tăng ở kỳ hạn 10Y, cụ thể: 3Y 4,79%; 5Y 4,87%; 7Y 4,91%; 10Y 4,91%; 15Y 5,01%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 5.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 6,0%. Có 4.802,18 tỷ đồng trúng thầu, có 19.999,99 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN. Như vậy, NHNN hút ròng 15.197,81 tỷ VND từ thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 77.873,46 tỷ VND, không còn tín phiếu lưu hành.

Thị trường trái phiếu: Ngày 09/11, KBNN huy động thành công 10.100/12.500 tỷ đồng TPCP gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 81%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 7.500 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm huy động 2.600/5.000 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm tại 4,4%/năm (+0,2%); kỳ hạn 15 năm tại 4,7%/năm (+0,3%). 

Thị trường chứng khoán: Hôm qua, thị trường khá hào hứng trong suốt phiên, mặc dù có xu hướng giảm về cuối phiên. Chốt phiên, VN-Index tăng 3,94 điểm (+0,40%) đạt mức 985,59 điểm; HNX-Index cộng 1,62 điểm (+0,81%) lên 201,39 điểm; UPCoM-Index giảm nhẹ 0,08 điểm (-0,11%) còn 72,20 điểm. Thanh khoản thị trường tương tự phiên trước đó với giá trị giao dịch gần 11.300 tỷ VND. Khối ngoại mua ròng gần 670 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Theo Bộ Tài chính, thu NSNN tháng 10 ước đạt 130,3 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng thu NSNN ước đạt 1.464,3 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán, tăng 16,2% so cùng kỳ năm 2021. Tổng chi cân đối NSNN tháng 10 ước đạt 136,9 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 10 tháng ước đạt 1.219,2 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, tăng 6% so cùng kỳ năm 2021, trong đó: chi ĐTPT ước đạt 297,8 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 51,34% kế hoạch TTCP giao; chi trả nợ lãi ước đạt gần 78,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 841,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,7% dự toán. Riêng về chi ĐTPT, giải ngân 10 tháng tuy giá trị có tăng so cùng kỳ năm trước (+15,7%), nhưng tiến độ vẫn chậm so yêu cầu; tỷ lệ giải ngân mới đạt 51,34% kế hoạch TTCP giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 55,8%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 20,14% kế hoạch.             

Tin quốc tế:

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed chi nhánh Richmond Thomas Barkin cho biết cơ quan này sẽ hành động những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2,0%, và mức độ giảm tốc của lạm phát còn rất chậm có thể tác động xấu tới kỳ vọng của thị trường. Vị quan chức Fed cũng khẳng định nếu Fed sợ suy thoái, lạm phát thậm chí sẽ quay trở lại mạnh hơn. Mặc dù vậy, ông Barkin cũng cho rằng nước Mỹ đang ở giai đoạn cuối của vấn đề lạm phát cao, giá cả hàng hóa dường như đang hạ nhiệt và chuỗi cung ứng đang có dấu hiệu nới lỏng, bên cạnh đó Fed cũng sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, chỉ số giá tiêu dùng CPI toàn phần của nước này chỉ tăng 2,1% y/y trong tháng 10, thấp hơn mức 2,8% của tháng trước đó và đồng thời thấp hơn mức 2,4% theo dự báo. Tiếp theo, chỉ số giá sản xuất PPI của Trung Quốc giảm 1,3% y/y trong tháng 10 sau khi tăng 0,9% ở tháng trước đó, gần khớp với mức giảm 1,6% theo dự báo.

Báo cáo của NHTW Nga ngày 08/11 cho biết, GDP trong năm 2022 sẽ sụt giảm ít hơn, nhưng sự phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến. Cụ thể, GDP năm 2022 sẽ giảm 3% - 3,5%; nhẹ hơn mức 4% - 6% như dự báo đưa ra hồi tháng 07/2022. Năm 2023, nước Nga sẽ tiếp tục chứng kiến đà suy giảm 1% - 4%. Quá trình phục hồi bắt đầu từ quý IV/2023 và kể từ năm 2025 sẽ phục hồi ổn định trong khoảng 1,5% - 2,5%.

Đọc thêm