Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 13/09, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.244 VND/USD, giảm tiếp 09 đồng so với phiên đầu tuần. NHNN tiếp tục không niêm yết tỷ giá mua giao ngay, tỷ giá bán giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 23.700 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 23.563 VND/USD, tăng mạnh 41 đồng so với phiên giao dịch 12/09. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm 10 đồng ở chiều mua vào và 20 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 24.070 VND/USD và 24.140 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 13/09, lãi suất chào bình quân LNH VND tiếp tục giảm 0,03 – 0,06 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống so với phiên đầu tuần, cụ thể: ON 4,29%; 1W 4,49%; 2W 4,61% và 1M 4,94%. Lãi suất chào bình quân LNH USD tăng trở lại 0,01 – 0,03 đpt ở tất cả các kỳ hạn; giao dịch tại: ON 2,50%; 1W 2,67%; 2W 2,77%, 1M 2,94%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp tăng ở hầu hết các kỳ hạn trong khi giảm ở kỳ hạn 3Y, cụ thể: 3Y 3,06%; 5Y 3,16%; 7Y 3,57%; 10Y 3,66%; 15Y 3,78%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 999,99 tỷ đồng trúng thầu với lãi suất ở mức 4,6%; có 14.999,99 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN; có 7.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, phiên hôm qua, NHNN hút ròng 7.000 tỷ VND từ thị trường qua kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 36.428,74 tỷ VND, tín phiếu giảm xuống mức 26.825 tỷ VND.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, 3 chỉ số vẫn giao dịch lình xình quanh mốc tham chiếu. Chốt phiên, VN-Index giảm 1,22 điểm (-0,10%) về mức 1.248,40 điểm; HNX-Index giảm 1,49 điểm (-0,53%) còn 281,59 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,17%) lên 90,40 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp với giá trị giao dịch trên 14.400 tỷ VND. Khối ngoại bán ròng nhẹ gần 217 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo Bộ Tài chính, tổng thu NSNN 8 tháng ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021; tổng chi NSNN 8 tháng đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2. Cụ thể, thu nội địa đạt 81,1% dự toán, tăng 15,9%; thu từ dầu thô đạt 181,2% dự toán, tăng 98,8% so với cùng kỳ năm 2021; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 99,3% dự toán, tăng 21,5%. Ở chiều ngược lại, chi ĐTPT ước đạt 40,3% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi ước đạt 62,9% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 60,9% dự toán.
Tin quốc tế:
Văn phòng Thống kê Mỹ cho biết CPI của nước này tăng 0,1% m/m trong tháng 8 sau khi đi ngang ở tháng 7 (0,0% m/m), trái với dự báo giảm nhẹ 0,1%. Như vậy, CPI trong tháng vừa qua tăng 8,3% y/y; cao hơn kỳ vọng chỉ tăng 8,0% của các chuyên gia. CPI lõi thậm chí tăng 0,6% m/m trong tháng 8, cao hơn mức tăng 0,3% theo dự báo, và so với cùng kỳ năm 2021 tăng 6,3% y/y. Thị trường nước này lo ngại Fed có thể đẩy mạnh đà tăng LSCS trong cuộc họp sắp diễn ra ngày 21/09. Theo dự báo của CME, đã không còn khả năng Fed tăng 50 đcb trong cuộc họp sắp tới, thay vào đó là 67% khả năng tăng 75 đcb và thậm chí có 33% khả năng tăng tới 100 đcb.
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ONS cho biết thu nhập bình quân của người dân nước này tăng 5,5% 3m/y trong 3 tháng 05-06-07, cao hơn mức tăng 5,1% trong 3 tháng 04-05-06 và đồng thời vượt qua mức tăng 5,4% theo kỳ vọng. Tiếp theo, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh giảm xuống còn 3,6%; tích cực hơn nhiều so với dự báo chỉ đi ngang ở mức 3,8% như thống kê trong tháng 7.
CPI của nước Đức chính thức tăng 0,3% m/m trong tháng 8, không thay đổi so với kết quả thống kê sơ bộ. So với cùng kỳ năm 2021, CPI Đức tăng 7,9%. Tiếp theo, niềm tin kinh tế tại quốc gia này do ZEW khảo sát ở mức -61,9 điểm trong tháng 9, giảm xuống từ -55,3 điểm của tháng trước, thậm chí xuống sâu hơn so với -59,4 điểm theo dự báo.
Nguôn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB