Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 16/09, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.110 VND/USD, giảm 07 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá mua giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 22.750 VND/USD. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.753 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 22.756 VND/USD, tăng nhẹ 01 đồng so với phiên 15/09. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở chiều mua vào trong khi tăng 40 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.050 - 23.190 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 16/09, lãi suất chào bình quân LNH VND tăng 0,01 đpt ở các kỳ hạn ON và 2W trong khi đi ngang ở kỳ hạn 1W và giảm 0,01 đpt ở kỳ hạn 1M so với phiên trước đó, cụ thể: ON 0,70%; 1W 0,80%; 2W 0,92 và 1M 1,16%. Lãi suất chào bình quân LNH USD không thay đổi ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ tăng 0,01 đpt ở kỳ hạn 1M, giao dịch tại: ON 0,13; 1W 0,16%; 2W 0,21%, 1M 0,30%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp tăng ở tất cả các kỳ hạn, cụ thể: 3Y 0,71%; 5Y 0,82%; 7Y 1,18%; 10Y 2,08%; 15Y 2,30%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên kênh này.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá mạnh ngay từ đầu phiên và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 0,04 điểm (+0,003%) lên 1.345,87 điểm; HNX-Index tăng 2,49 điểm (+0,71%) lên 353,24 điểm; UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (+0,46%) lên 96,25 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch đạt trên 23.200 tỷ VND. Khối ngoại bán ròng mạnh hơn 1.327 tỷ VND trên cả ba sàn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/09 đã thông qua Nghị quyết ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 theo đề xuất của Chính phủ. Tính chung việc thực hiện các giải pháp có thể làm giảm thu NSNN khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, giải pháp giảm thuế TNDN (giảm 30%) sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 2.200 tỷ đồng. Giải pháp miễn thuế TNCN, thuế GTGT và các loại thuế khác phải nộp (phát sinh từ hoạt động SXKD của các tháng trong quý III và IV/2021 đối với hộ KD, cá nhân KD) có thể làm giảm thu NSNN khoảng 8.800 nghìn tỷ đồng. Giải pháp giảm mức thuế GTGT đối với hoạt động SXKD trong các ngành kinh tế có thể làm giảm thu NSNN khoảng 5.000 tỷ đồng. Giải pháp miễn tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp tiền thuê đất phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với DN, TC có thể làm giảm thu NSNN khoảng 5.300 tỷ đồng.
Tin quốc tế:
UNCTAD dự báo kinh thế giới sẽ phục hồi 5,3% trong năm 2021, là mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 thập kỷ qua. Tuy nhiên, UNCTAD cũng nhận định sức phục hồi không đồng đều tùy vào khu vực kinh tế và các ngành nghề khác nhau. Về năm 2022, UNCTAD dự báo thế giới tăng trưởng 3,6%; song con số này có thể thay đổi, tăng thấp hơn dự báo so với 2021 nếu các quốc gia quay lại siết chặt chính sách tài khóa.
Doanh số bán lẻ lõi và doanh số bán lẻ toàn phần của nước Mỹ lần lượt tăng 1,8% và 0,7% m/m trong tháng 8 sau khi giảm 1,0% và 1,8% ở tháng 7, trái dự báo tiếp tục giảm nhẹ 0,1% và 0,7%. So với cùng kỳ năm 2020, doanh số bán lẻ toàn phần tăng tới 15,1%, cao hơn khoảng 17,7% so với thời điểm trước khi bị dịch Covid-19 tác động vào tháng 03/2020. Tiếp theo, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần kết thúc ngày 11/09 ở mức 332 nghìn đơn, cao hơn mức 310 nghìn đơn của tuần trước đó, đồng thời cao hơn mức 325 nghìn đơn theo dự báo, đánh dấu tuần tăng trở lại sau 3 tuần giảm liên tục trước đó.
Văn phòng Thống kê Úc cho biết nước này giảm 146,3 nghìn việc làm trong tháng 8 sau khi tăng nhẹ 3,1 nghìn việc làm mới ở tháng trước đó, tiêu cực hơn dự báo chỉ giảm 78,5 nghìn. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tại nước Úc trong tháng 8 giảm xuống còn 4,5% từ mức 4,6% của tháng 7, trái với dự báo tăng lên mức 5,0%.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB