Lũy kế thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng hơn 14%

08:07 08/09/2021

Tin trong nước:

Thị trường ngoại tệ: Phiên 07/09, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.102 VND/USD, tiếp tục giảm 04 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá mua giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 22.750 VND/USD. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.745 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 22.760 VND/USD, giảm 15 đồng so với phiên 06/09. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh 65 đồng ở chiều mua vào và 115 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.000 - 23.200 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 07/09, lãi suất chào bình quân LNH VND tăng 0,02 – 0,04 đpt ở hầu hết các kỳ hạn từ 1M trở xuống ngoại trừ đi ngang ở kỳ hạn ON so với phiên trước đó, cụ thể: ON 0,70%; 1W 0,84%; 2W 0,97 và 1M 1,20%. Lãi suất chào bình quân LNH USD tăng 0,01 đpt ở các kỳ hạn ngắn trong khi giữ nguyên ở các kỳ hạn 2W và 1M, giao dịch tại: ON 0,15; 1W 0,19%; 2W 0,23%, 1M 0,31%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm ở kỳ hạn 10Y trong khi tăng ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3Y 0,69%; 5Y 0,83%; 7Y 1,19%; 10Y 2,07%; 15Y 2,28%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên kênh này.

Thị trường chứng khoán: Hôm qua, các cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa mạnh trong khi các cổ phiếu vừa và nhỏ gặp phải áp lực chốt lời và đều giảm giá. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,49 điểm (-0,33%) xuống 1.341,90 điểm; HNX-Index tăng 0,85 điểm (+0,25%) lên 346,48 điểm; UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,04%) lên 94,7 điểm. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên đầu tuần nhưng vẫn ở mức cao với tổng giá trị giao dịch đạt gần 32.400 tỷ VND. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 813 tỷ VND trên cả ba sàn.

Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm 2021, NSNN đã chi 18,8 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, 17,2 nghìn tỷ đồng là chi phòng chống dịch và 1,6 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Thu NSNN thực hiện 8 tháng ước đạt 74,8% dự toán, tăng 14,3% so cùng kỳ năm 2020, trong đó: thu nội địa ước đạt 72,4% dự toán, tăng 12%; thu từ dầu thô ước đạt 111% dự toán, tăng 0,9%; thu cân đối NS từ hoạt động XNK ước đạt 88,2% dự toán, tăng 31,2%. Chi NSNN thực hiện 8 tháng đạt 54,4% dự toán, trong đó: chi thường xuyên đạt 63% dự toán; chi trả nợ lãi đạt 65,4%. Riêng tiến độ giải ngân vốn ĐTPT vẫn chậm, đạt 40,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ 2020 đạt 46,41%), đặc biệt là vốn nước ngoài chỉ đạt 7,94% kế hoạch.

Tin quốc tế:

Tổ chức ZEW cho biết chỉ số niềm tin kinh tế tại Eurozone ở mức 31,1 điểm trong tháng 9, giảm mạnh từ mức 42,7 điểm của tháng 8 và xuống thấp hơn so với dự báo ở mức 35,3 điểm. Tại nước Đức, chỉ số niềm tin kinh tế trong tháng 9 là 26,5 điểm, giảm xuống từ 40,4 điểm của tháng 8.

NHTW Úc RBA trong cuộc họp diễn ra hôm qua 07/09/2021 nhận định đà phục hồi kinh tế của nước Úc đang bị kìm hãm bởi biến thể Delta trong đại dịch Covid-19. GDP nước này được dự báo sẽ giảm xuống trong quý 3, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp sẽ tạm thời tăng trở lại trong những tháng tới. Theo đó, RBA sẽ nới rộng chương trình thu mua TPCP với tốc độ 4 tỷ AUD/tháng, trong thời gian ít nhất từ nay cho tới giữa tháng 02/2022, dài hơn so với dự định thu mua tới giữa tháng 11/2021 như thông báo tại kỳ họp tháng 8. Ngoài ra, RBA quyết định duy trì LSCS ở mức 0,1%; và cam kết sẽ không tăng LSCS cho tới khi đạt được lạm phát bền vững trong ngưỡng 2,0% - 3,0%. RBA dự báo nhiều khả năng nước Úc không thể đạt ngưỡng CPI này ít nhất cho tới 2024.

Thu nhập bình quân tại Nhật tăng 1,0% y/y trong tháng 7, tích cực hơn mức tăng 0,1% của tháng 6 và đồng thời cao hơn mức tăng 0,2% theo dự báo. Tuy nhiên, mức độ chi tiêu bình quân của các hộ gia đình Nhật Bản chỉ tăng 0,7% y/y trong tháng 7, sau khi ghi nhận mức giảm 5,1% ở tháng 6, thấp hơn mức tăng 2,6% theo kỳ vọng của các chuyên gia.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB

Đọc thêm