Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 30/06, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.110 VND/USD, tăng 11 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá mua giao ngay và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng được giữ nguyên niêm yết lần lượt ở mức 22.550 VND/USD và 23.250 VND/USD. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên với mức 23.265 VND/USD, không thay đổi so với phiên 29/06. Tỷ giá trên thị trường tự do không thay đổi ở chiều mua vào trong khi giảm 30 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.910 VND/USD và 23.940 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 30/06, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,01 – 0,09 đpt ở hầu hết các kỳ hạn từ 1M trở xuống trong khi tăng 0,08 đpt ở kỳ hạn ON so với phiên trước đó, cụ thể: ON 0,81%; 1W 1,25%; 2W 1,63% và 1M 1,98%. Lãi suất chào bình quân LNH USD tăng 0,01 - 0,03 đpt ở tất cả các kỳ hạn; giao dịch tại: ON 1,65%; 1W 1,77%; 2W 1,89%, 1M 2,04%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp đi ngang ở các kỳ hạn 3Y và 10Y trong khi tăng ở kỳ hạn 5Y và giảm ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3Y 2,28%; 5Y 2,39%; 7Y 2,99%; 10Y 3,24%; 15Y 3,46%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 5.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố, kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,50%. Có 129 tỷ đồng trúng thầu trong khi có 226 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào tín phiếu NHNN kỳ hạn 07 ngày và 14 ngày. Có 24.999,9 tỷ đồng trúng thầu với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất 0,65% và 19.999,9 tỷ đồng trúng thầu kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 0,9%; có 29.999,7 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN hút ròng 15.097,1 tỷ VND từ thị trường qua kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 1.469,68 tỷ VND, tín phiếu NHNN ở mức 102.039,6 tỷ VND.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, lực bán dâng cao khiến cả 3 sàn đỏ lửa. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm tới 20,49 điểm (-1,68%) xuống 1.197,60 điểm; HNX-Index giảm 4,67 điểm (-1,65%) còn 277,68 điểm; UPCoM-Index giảm 0,30 điểm (-0,34%) xuống 88,58 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm so với phiên trước đó với giá trị giao dịch đạt gần 13,000 tỷ VND. Khối ngoại mua ròng nhẹ 08 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa tháng 6 cả nước ước tính xuất siêu 276 triệu USD; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD). Kim ngạch XK hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch NK hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tin quốc tế:
Văn phòng Phân tích Kinh tế Mỹ công bố chỉ số tiêu dùng PCE lõi nước này tăng 0,3% m/m trong tháng 6, tương đương mức tăng của tháng trước đó và thấp hơn một chút so với mức tăng 0,4% theo dự báo. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2021, PCE lõi Mỹ tăng 4,7% y/y, hạ nhiệt một chút so với mức tăng 4,9% ghi nhận ở tháng 5.
Văn phòng Thống kê Liên bang Đức cho biết doanh số bán lẻ của nước này tăng nhẹ 0,6% m/m trong tháng 5 sau khi giảm mạnh tới 5,4% ở tháng trước đó, chưa đạt mức phục hồi 1,1% như thị trường kỳ vọng. So với cùng kỳ năm 2021, doanh số bán lẻ tại nước Đức trong tháng 5 giảm 3,6% y/y. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Eurozone ở mức 6,6% trong tháng 5, giảm xuống từ mức 6,7% của tháng 4 và trái với dự báo tăng lên thành 6,8%.
PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc do IHS Markit khảo sát được ở mức 50,2 điểm trong tháng 6, tăng lên từ 49,6 điểm của tháng 5 nhưng chưa đạt 50,6 điểm như dự báo. Ở lĩnh vực dịch vụ, PMI đạt 54,7 điểm trong tháng 6, tăng rất mạnh từ mức 47,8 điểm của tháng 5 và đồng thời vượt qua mức 50,4 điểm theo kỳ vọng.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB