Tin trong nước:
Thị trường ngoại tệ: Phiên 26/07, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.213 VND/USD, tăng nhẹ 04 đồng so với phiên cuối tuần trước. Tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng được giữ nguyên niêm yết ở mức 22.975 VND/USD. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.859 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 23.010 VND/USD, không thay đổi so với phiên 23/07. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm mạnh 60 đồng ở chiều mua vào và 70 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.140 - 23.180 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 26/07, lãi suất chào bình quân LNH VND tăng 0,01 – 0,04 đpt ở các kỳ hạn ngắn trong khi giảm 0,01 đpt ở kỳ hạn 1M so với phiên cuối tuần trước, cụ thể: ON 1,02%; 1W 1,18%; 2W 1,27% và 1M 1,43%. Lãi suất chào bình quân LNH USD tăng 0,01 – 0,02 đpt ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ giữ nguyên ở kỳ hạn ON, giao dịch tại: ON 0,14%; 1W 0,18%; 2W 0,23%, 1M 0,31%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm ở các kỳ hạn 3Y và 5Y trong khi tăng ở các kỳ hạn 7Y và 10Y, đi ngang ở kỳ hạn 15Y, giao dịch tại: 3Y 0,86%; 5Y 1,05%; 7Y 1,33%; 10Y 2,16%; 15Y 2,44%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên kênh này.
Thị trường trái phiếu: Ngày 26/07, NHCSXH huy động thành công 2.000/4.000 tỷ đồng TPCP gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 50%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 2.000 tỷ đồng, lãi suất giữ nguyên tại 2,47%/năm. Kỳ hạn 15 năm đấu thầu thất bại.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, sau khi giảm điểm phiên sáng, nhiều cổ phiếu trụ cột tăng giá mạnh giúp các chỉ số vượt lên trên mốc tham chiếu. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,88 điểm (+0,31%) lên 1.272,71 điểm; HNX-Index tăng 1,10 điểm (+0,37%) lên 302,88 điểm; UPCoM-Index giảm 0,5 điểm (-0,59%) xuống 83,87 điểm. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên cuối tuần trước với tổng giá trị giao dịch đạt gần 18.500 tỷ VND. Khối ngoại bán nhẹ ròng hơn 78 tỷ VND trên cả ba sàn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 20/07/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 16,7 tỷ USD, bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, có 1.006 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 37,9%), tổng vốn đăng ký đạt 10,13 tỷ USD (tăng 7% so với cùng kỳ); 561 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 9,4%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,54 tỷ USD (giảm 3,7% so với cùng kỳ); 2.403 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 46,1%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,05 tỷ USD (giảm 55,8% so với cùng kỳ).
Tin quốc tế:
Doanh số bán nhà mới tại Mỹ ở mức 676 nghìn căn trong tháng 6, thấp hơn khá nhiều so với mức 725 nghìn căn của tháng 5, đánh dấu tháng giảm doanh số thứ ba liên tiếp, từ mức đỉnh 1,021 triệu căn ghi nhận hồi tháng 3.
Hãng Ifo khảo sát cho biết niềm tin kinh doanh tại nước Đức ở mức 100,8 điểm trong tháng 7, giảm nhẹ từ mức 101,7 điểm của tháng 6, trái với kỳ vọng tăng lên thành 102,3 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là mức điểm cao thứ hai kể từ tháng 12/2018.
IHS Markit khảo sát cho biết PMI lĩnh vực sản xuất của Nhật ở mức 52,2 điểm trong tháng 7, giảm nhẹ từ mức 52,4 điểm của tháng 6, trái với kỳ vọng tăng lên thành 53,1 điểm. So với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Eurozone, Anh, Úc thì Nhật Bản hiện đang có mức PMI sản xuất thấp nhất.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB