Bộ Tài chính đang dự thảo trình Quốc hội dự toán ngân sách năm 2022

11:00 03/11/2021

Tin trong nước:

Thị trường ngoại tệ: Phiên 02/11, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.150 VND/USD, tăng tiếp 10 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá mua giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 22.750 VND/USD. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.795 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 22.749 VND/USD, giảm nhẹ 01 đồng so với phiên 01/11. Tỷ giá trên thị trường tự do giao dịch tại 23.520 VND/USD ở chiều mua vào và 23.600 VND/USD ở chiều bán ra.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 02/11, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,01 đpt ở hầu hết các kỳ hạn từ 1M trở xuống ngoại trừ giữ nguyên ở kỳ hạn 1W so với phiên trước đó, cụ thể: ON 0,66%; 1W 0,78%; 2W 0,89 và 1M 1,17%. Lãi suất chào bình quân LNH USD đi ngang ở tất cả các kỳ hạn, giao dịch tại: ON 0,15%; 1W 0,18%; 2W 0,23%, 1M 0,31%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp không thay đổi ở kỳ hạn 5Y trong khi giảm ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3Y 0,72%; 5Y 0,82%; 7Y 1,22%; 10Y 2,15%; 15Y 2,40%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên kênh này.

Thị trường chứng khoán: Hôm qua, thị trường chứng khoán tích cực khi sắc xanh chiếm ưu thế hơn ở nhóm vốn hóa lớn, giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,49 điểm (+0,94%) lên 1.452,46 điểm; HNX-Index tăng 8,57 điểm (+2,06%) lên 424,11 điểm; UPCoM-Index tăng 0,98 điểm (+0,92%) lên 106,93 điểm. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên đầu tuần nhưng vẫn mức cao với tổng giá trị giao dịch đạt trên 35.700 tỷ VND. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh hơn 1.145 tỷ VND trên cả ba sàn.

Bộ Tài chính đang dự thảo trình Quốc hội dự toán ngân sách năm 2022. Dự toán xây dựng trên cơ sở dự kiến GDP 6-6,5% so với năm nay, CPI tăng bình quân 4%, XK tăng 5,2%, giá dầu thô khoảng 60 USD/thùng. Bộ Tài chính dự kiến tổng thu NSNN 2022 khoảng 1,41 triệu tỷ đồng, tăng 3,4% so với ước tính thực hiện năm 2021. Chi NSNN dự kiến khoảng 1,78 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021. Trong đó, chi ĐTPT chiếm 29,5% tổng chi NSNN (tăng 10% so với năm 2021); chi trả nợ chiếm khoảng 5,8% tổng chi, giảm 5,8%; chi thường xuyên khoảng 1,11 triệu tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng chi NSNN, tăng hơn 5% so với dự toán năm nay. Phần tăng chi chủ yếu bố trí hỗ trợ lực lượng phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ an sinh, tăng lương hưu, trợ cấp người có công... Năm 2022, Bộ Tài chính dự kiến mức bội chi là 372.900 tỷ đồng, khoảng 4% GDP (bằng tỷ lệ dự toán 2021). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21 - 22% tổng thu NSNN. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44% GDP.

Tin quốc tế:

IHS Markit cho biết PMI lĩnh vực sản xuất tại Eurozone chính thức ở mức 58,3 điểm trong tháng 10, điều chỉnh xuống so với mức 58,5 điểm theo khảo sát sơ bộ, đồng thời thấp hơn mức 58,6 điểm của tháng 9. Tại Đức, PMI lĩnh vực sản xuất chính thức ở mức 57,8 điểm trong tháng 10, điều chỉnh xuống từ mức 58,2 điểm theo sơ bộ và thấp hơn mức 58,4 điểm của tháng 9.

Trong phiên họp hôm qua, ngày 02/11, NHTW Úc RBA dự báo GDP của nước này tăng 3,0% trong năm 2021 và sau đó sẽ tăng 5,5% trong hai năm tiếp theo. Các bất ổn đối với triển vọng kinh tế vẫn đang hiện hữu và chủ yếu phụ thuộc vào sức khỏe của cộng đồng. RBA cho biết sẽ tiếp tục duy trì LSCS ở mức 0,1%; không thay đổi so với trước. Bên cạnh đó RBA quyết định duy trì mua TPCP ở mức 4 tỷ AUD/tuần, ít nhất cho tới giữa năm 2022. Cơ quan này cam kết sẽ không tăng LSCS cho tới khi đạt được lạm phát mục tiêu ổn định trong ngưỡng 2% tới 3%. Cuối cùng, RBA dự báo lạm phát sẽ không cao hơn mức 2,5% vào cuối năm 2023.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB

Đọc thêm